NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHỤP CT

Chụp CT là phương pháp mang lại nhiều lợi ích và được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán tốt và chính xác, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm,

Trước khi chụp CT:

  • Bệnh nhân cần được tháo bỏ tất cả các vật bằng kim loại trên cơ thể như: trang sức, kẹp tóc, kính, đồng hồ, áo nịt ngực có gọng kim loại, thiết bị trợ thính và răng giả vì chúng sẽ gây nhiễu ảnh khi chụp.
  • Bệnh nhân có thai hoặc nghi ngờ có thai phải thông báo cho nhân viên y tế biết để đưa ra phương án lựa chọn phù hợp.
  • Bệnh nhân phải thông báo cho y bác sĩ nếu đang mắc một trong các bệnh như tiểu đường, tĩnh mạch, hen suyễn, thận và dị ứng thuốc.
  • Bệnh nhân và người thân cần ký vào bản cam kết tiêm thuốc cản quangnếu cần tiêm thuốc cản quang.
  • Người bệnh cần nhịn ăn trước 4 - 6 giờ tiêm thuốc cản quang. Bệnh nhân có thể uống nước với lượng vừa phải trước khi chụp cắt lớp vi tính2 giờ.
  • Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi được yêu cầu chụp CT, bác sĩ có thể cho trẻ ngủ để chụp các bộ phận không tiêm thuốc, nếu phải tiêm thuốc cản quang thì cần cho trẻ dùng an thần để tránh trẻ cử động khi tiêm thuốc cản quang. Trẻ cử động có thể làm mờ hình ảnh, khiến kết quả chẩn đoán không chính xác.
  • Tùy vào vị trí cơ thể cần chụp CT, người bệnh có thể được yêu cầu cởi quần, áo và mặc áo do bệnh viện cung cấp.

Trong khi chụp CT:

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn trong phòng chụp hoặc nằm theo một số tư thế đặc biệt theo yêu cầu của chẩn đoán.
  • Thời gian chụp cắt lớp vi tínhthường kéo dài 3 - 5 phút, một số trường hợp kéo dài hơn (lên tới 15 - 45 phút) sẽ được nhân viên y tế giải thích kỹ lưỡng cho bệnh nhân.
  • Khi chụp CT bệnh nhân cần nằm yên. Nếu chụp ngực và bụng, người bệnh nên nín thở theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang thường có cảm giác nóng dọc theo vùng mặt, cổ, ngực và có thể lan tới vùng bẹn trong vòng vài giây, người bệnh vẫn cần nằm yên khi chụp để có kết quả tốt nhất.
  • Trong một số trường hợp chụp CT đường tiêu hóa, y bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uống thuốc cản quang hoặc nước để tăng độ tương phản cấu trúc ống tiêu hóa, hỗ trợ chẩn đoán tốt hơn…

Sau khi chụp CT

  • Bệnh nhân không tiêm thuốc cản quang có thể hoạt động bình thường, ăn uống thêm nếu không phải làm thêm các xét nghiệm khác.
  • Bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang sau khi chụp vẫn giữ đường truyền ở tĩnh mạch và được theo dõi trong phòng theo dõi khoảng 30 phút, nếu không có diễn biến bất thường thì nhân viên y tế sẽ tháo kim ra nếu không có chỉ định sử dụng đường truyền tĩnh mạch). Sau tháo kim người bệnh cần đè tay vào vị trí tiêm thuốc trong khoảng 5 - 10 phút để tránh chảy máu. Trong vòng 24 giờ sau tiêm thuốc cản quang, người bệnh cần uống nhiều nước để đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
  • Nếu có biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, ngứa, đỏ da, khó thở, sốt,... sau khi chụp cắt lớp vi tính thì bệnh nhân nên thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, phát hiện bệnh.

Chụp CT là phương pháp mang lại nhiều lợi ích và được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán tốt và chính xác, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời trang thiết bị, máy móc phải hiện đại.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội Đồng Văn  được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, là địa chỉ uy tín để nhiều bệnh nhân lựa chọn thăm khám. Kỹ thuật chụp CT tại đây sẽ được thực hiện theo quy trình chuẩn, cho kết quả chính xác nhất, đặc biệt sẽ có những cân nhắc cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.