5 Bước quan trọng cần chuẩn bị trước khi làm thụ tinh trong ống nghiệm

08:54- 01/07/2019

 

    Tỷ lệ thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm(IVF) trung bình của thế giới là khoảng 40%, ở Việt Nam tỉ lệ này  vào khoảng 40-45%. Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 5 khu vực Châu Á về số lần thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, với 15.000 ca trong năm 2014, tăng 3.000 ca so với năm 2012.

    Hiện nay, hầu hết các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại đều đã được triển khai thành công; luật cũng đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh được xin nhận trứng, tinh trùng nên chuyện khao khát về một đứa con của mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn lại càng  được thắp lên hy vọng.

   Thụ tinh trong ống nghiệm ( IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay, áp dụng cho những trường hợp khó hoặc đã thất bại với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác.

    Trứng và tinh trùng là hai yếu tố rất quan trọng đối với sự thành bại của thụ tinh trong ống nghiệm. Người phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng có được trứng chất lượng để làm IVF càng giảm. Và ở người nam không có tinh trùng hay tinh trùng có hình dạng bất thường kém linh hoạt cũng gây cản trở việc tạo ra những phôi tốt khỏe mạnh.

 

    Các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội – Đồng Văn đã đưa ra 5 bước chuẩn bị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể tham khảo để khi quyết định làm IVF sẽ đạt được kết quả tốt nhất như mong đợi.

  1. Cần hiểu rõ về IVF

    Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization –IVF) là kỹ thuật dùng tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm và tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để bắt đầu một thai kì.

    Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật mang lại hiệu quả thành công cao đối với các trường hợp bất thường ở người vợ như: tắc và tổn thương vòi trứng hoặc không có ống  dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung,…và những bất thường ở người chồng như tinh trùng yếu, tinh trùng có dị dạng, tinh trùng bất động,...

    Để làm thụ tinh trong ống nghiêm đạt được tỉ lệ thành công thì cần phải lưu ý tới độ tuổi của người mẹ vì ở độ tuổi càng trẻ thì số lượng và chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo ra thành công càng nhiều. Nếu được kết hợp với tinh trùng khỏe mạnh thì cơ hội chuyển phôi thành công sẽ cao hơn rất nhiều.

    Từ độ tuổi 35 trở lên, nếu làm IVF thì người phụ nữ sẽ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe và sẽ có sự can thiệp nhiều hơn về kỹ thuật.

  1. Cần chuẩn bị sức khỏe

    Cho đến nay, nguyên nhân thất bại chủ yếu khi làm IVF của các cặp vợ chồng là về vấn đề sức khỏe và chất lượng tinh trùng. Do đó, khi quyết định làm thụ tinh trong ống nghiệm các cặp vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát nhằm phát hiện kịp thời những bất thường về sức khỏe để kịp thời điều trị. Nếu hai vợ chồng hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng nên bồi bổ, rèn luyện điều độ để có sức khỏe tốt nhất.

    Ở cơ thể người phụ nữ, thời gian để các nang nguyên thủy phát triển thành trứng trưởng thành mất 120 ngày. Trong thời gian này, nang nguyên thủy được chọn để trở thành trứng trưởng thành.  Nang nguyên thủy rất dễ bị tổn thương nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc phải tiếp xúc với nhiều độc tố trong cơ thể.

    Các độc tố, sự căng thẳng, rối loạn nội tiết tố có thể khiến các nang nguyên thủy khó trở thành trứng trưởng thành và hậu quả là không có trứng hoặc trứng có khuyết tật di truyền. Chất lượng trứng không tốt khiến khả năng đậu thai giảm và tăng nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh.

    Ở nam giới môi trường bên ngoài cũng tác động rất lớn đến chất lượng tinh trùng. Nếu người chồng sử dụng thường xuyên chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, đang uống thuốc điều trị bệnh,…..tinh trùng cũng có thể bị hư hỏng, có hình dạng bất thường, thay đổi tốc độ di chuyển hoặc giảm số lượng tinh trùng.

    IVF không thể giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng trứng cũng như chất lượng tinh trùng của các cặp vợ chồng mà chỉ có thể sàng lọc phát hiện phôi có dị tật, chọn ra phôi tốt nhất. Nên mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn phải tự chăm sóc và bồi bổ để có sức khỏe tốt nhất khi làm IVF.

  1. Cần chuẩn bị tài chính

    Thụ tinh trong ống nghiệm là một quá trình dài nên đòi hỏi phải chuẩn bị được nguồn tài chính ổn định. Các chi phí chính mà các cặp vợ chồng phải chi bao gồm phí kích trứng, phí nuôi phôi, sàng lọc phôi và trữ đông phôi.

   Tuy nhiên, từ khi bắt đầu khám cho đến khi chuyển phôi thành công, có rất nhiều chi phí phát sinh khác như chi phí đi lại, nằm viện…

  1. Cần chuẩn bị tâm lý

    Mặc dù, IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản mang lại tỉ lệ thành công cao nhất hiện nay, nhưng không phải ai cũng may mắn thành công ở lần làm IVF đầu tiên. Chính vì vậy, chuẩn bị tâm lý để “chiến đấu” lâu là bước vô cùng quan trọng. Quá hy vọng hay quá lo lắng, nóng vội, căng thẳng khi bắt đầu hoặc suy sụp, chán nản khi thụ tinh một lần không thành công là những rào cản trong hành trình tìm con bằng thụ tinh trong ống nghiệm.

    Hiện nay có khá nhiều các hội nhóm IVF trên các trang mạng xã hội nên các cặp vợ chồng đang chuẩn bị trải qua quá trình thụ tinh ống nghiệm có thể tham gia để tìm kiếm những  thông tin hữu ích, những kinh nghiệm thiết thực hay đơn giản chỉ là tìm sự động viên, đồng cảm và chia sẻ.

  1. Cần chọn lựa trung tâm IVF chất lượng, uy tín

    Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người dày dặn chuyên môn và kinh nghiệm. Đặc biệt, đối với những ca có nguyên nhân vô sinh hiếm muộn phức tạp, bác sĩ sẽ phải quyết định có cần thực hiện phẫu thuật/ điều trị trước IVF hay không? Có cần thực hiện các kỹ thuật liên quan chuyên sâu như nuôi trứng non, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), hỗ trợ phôi thoát màng, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ… hay không?

    Tại Việt Nam, hiện nay có gần 30 Trung tâm hỗ trợ sinh sản, tuy nhiên chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thành công và giá thành hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào trang thiết bị máy móc, trình độ của bác sỹ, phác đồ điều trị, tay nghề kỹ thuật viên, quy trình kiểm soát chất lượng…

    Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Nam học và Hiếm muộn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội – Đồng Văn được thành lập hội tụ các chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ giỏi, mát tay, điều trị hiệu quả và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực và đạt tỷ lệ các ca thành công cao với mức chi phí hợp lý.

    Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội – Đồng Văn có 20 chuyên khoa và liên khoa, đặc biệt có các khoa có thể  kết hợp chặt chẽ  với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Nam học và Hiếm muộn như khoa nam học (điều trị vô sinh hiếm muộn nam); Trung tâm hỗ trợ sinh sản (điều trị trước thụ tinh, thực hiện các kỹ thuật trong IVF); Khoa sản (chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho bà mẹ) và Nhi khoa (chăm sóc sức khỏe cho em bé).

   Vì thế, nếu được tiến hành IVF tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội – Đồng Văn, các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ nhận được sự hỗ trợ và liên kết chặt chẽ giữa các khoa giúp chăm sóc kỹ càng từ khi đang mong con, điều trị vô sinh hiếm muộn, hỗ trợ sinh sản cho đến khi sinh, dưỡng nhi và cuối cùng là bế con về nhà một cách khỏe mạnh chứ không chỉ dừng lại ở việc thụ thai thành công.